Hướng dẫn viết Đơn khởi kiện Tranh chấp Hợp đồng đặt cọc mới nhất tại Bình Phước

 

Hướng dẫn viết Đơn khởi kiện Tranh chấp Hợp đồng đặt cọc mới nhất tại Bình Phước.

        Luật sư Phí Ngọc Minh hướng dẫn cách viết Đơn khởi kiện “Tranh chấp Hợp đồng đặt cọc” mới nhất, đúng quy định của pháp luật. 

Đặt cọc là biện pháp đảm bảo các bên thực hiện các nghĩa vụ như đã thỏa thuận. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mặc dù đã đặt cọc/ nhận cọc nhưng các bên vẫn vi phạm, không thực hiện nghĩa vụ như đúng cam kết. Tđể bảo vệ quyền lợi của mình, chúng ta có thể khởi kiện đối phương tại Tòa án để đòi quyền lợi.

        TẢI MẪU ĐƠN TẠI ĐÂY: ĐƠN KHỞI KIỆN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC


Khởi kiện là gì? Khi nào dùng đơn khởi kiện?

Khởi kiện là việc cá nhân, tổ chức, cơ quan có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp gửi đơn đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và người khác.


Nội dung đơn khởi kiện "Tranh chấp Hợp đồng đặt cọc" gồm những gì?

Theo quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng 2015 quy định về: hình thức, nội dung đơn khởi kiện, thì ĐƠN KHỞI KIỆN phải có các nội dung sau đây:

Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

- Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

- Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

- Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

- Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm;những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

- Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Hồ sơ khởi kiện gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ khởi kiện "Tranh chấp hợp đồng đặt cọc" phải nộp cho Tòa án gồm:

1/ Đơn khởi kiện

2/ Bản sao chứng thực giấy tờ tùy thân như: CCCD ...

3/ Bản sao Hợp đồng đặt cọc

4/ Các tài liệu, chứng cứ khác để chứng minh đối phương vi phạm (nếu có)

Cách thức nộp đơn khởi kiện đến Tòa

Hiện nay, có 02 cách để người khởi kiện có thể nộp đơn khởi kiện đến Tòa gồm:

- Nộp trực tiếp tại Tòa án;

- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

Trên đây là hướng dẫn của Luật sư Minh về vấn đề này. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư Minh qua Zalo: 0976.337.633 để được giải đáp.

        Trân trọng./.

 



Đăng nhận xét

0 Nhận xét